30+ Thuật ngữ Sneaker cho người nhập môn sneaker nên biết

thuật ngữ sneaker post banner

Nếu lần đầu bước vào thế giới sneaker có thể bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những thuật ngữ sneaker thật lạ lùng, nghe qua có vẻ không liên quan đến nhau. Những thuật ngữ đó đủ để có thể lập thành một cuốn từ điển với tên gọi “Từ điển cho người nhập môn sneaker”.

Các bạn biết đấy, chỉ một đôi giày thôi nhưng có biết bao thuật ngữ để nói về chúng. Nếu bạn mới gia nhập vào thế giới này và không muốn mình nhìn “trông ngơ ngơ như bò đội nón” thì bạn cần nắm được những thuật ngữ sneaker cơ bản nhất. “Bài học vỡ lòng” ngày hôm nay sẽ là về những thuật ngữ dùng để chỉ tên gọi chi tiết của một đôi giày.

Xem ngay 99+ Mẫu Air Jordan 1 chính hãng được phân phối tại Censor.vn:

Bộ sưu tập New Balance 550 mới nhất bạn không thể bỏ lỡ trong năm 2022:

A.

  • ACG: All Conditions Gear- kiểu giày thích hợp cho mọi thời tiết, thường là những đôi giày để đi bộ đường dài hoặc leo núi, chất liệu sử dụng cực kì bền bỉ, có thể đi mưa mà không hề hư hại
  • AM: Air Max
  • AF1/G-Nikes(mostly in New Orleans)/Uptown or Ups: Thuật ngữ thường dùng để nói về dòng giày Nike Air Force 1, các phiên bản bình thường sẽ được gọi là Uptown, đối nghịch lại với dòng Nike Air Force 1 Downtown.
thuật ngữ sneaker
Giày Nike Air Force 1 ’07 ‘White’ có thiết kế đơn giản nhưng vô cùng tinh tế và đẳng cấp

B.

  • B-Grades: chỉ những đôi giày chính hãng nhưng mắc một lỗi nhỏ không đáng kể
  • Bin: Buy it now – giá mua chính thức, không offer hay đấu giá thêm
  • BID: Có đấu giá
  • Bin 23 Premio: Chỉ dòng giày Air Jordan có chất liệu da tốt và chất lượng, có hộp và cây giữ form giày bằng gỗ. Đây là những đôi giày có phiên bản giới hạn.
  • Beaters: Giày để đi mọi nơi mọi chỗ bạn muốn mà không cần giữ gìn nhiều.
  • Box Fresh: Chỉ những đôi giày nguyên thủy, vẫn còn trong hộp.
thuật ngữ sneaker
Nếu bạn là một Skater thì thuật ngữ Beater và hình ảnh đôi Vans Beaters này không còn quá xa lạ

C.

  • Colorway: Chỉ những phiên bản phối màu khác nhau của cùng một dòng giày
  • COP: nghĩa là mua
  • Campout (hay Camp là gì): Chỉ những buổi cắm trại qua đêm để giữ chỗ trong hàng nhằm mua được những đôi giày giới hạn.
  • CDP: Countdown Pack – là 2 hộp giày với Design ghép lại số 23 của Jordan.
thuật ngữ sneaker
Một phiên bản CPD của Michael Jordan
  • Clean: Đây là từ mà bạn sẽ phát ra khi bắt gặp được một góc nhìn đẹp mắt, thẩm mỹ và sạch sẽ.
  • CIH (Cash in Hand): ý chỉ việc bạn đang có sẵn tiền mặt hoặc trong tài khoản để chi trả.
  • CUSTOM: Dùng để chỉ việc độ giày” hay custom giày bằng cách thay đổi màu sắc, trang trí thêm cho giày.

D.

  • DS (Deadstock) và NIB (New in box): 2 từ đồng nghĩa đều để chỉ những đôi giày mới nguyên, chưa từng có ai mang qua, nguyên trạng từ lúc xuất xưởng. Hay còn được gọi là Cond DS.
  • Deal: Chỉ những đôi được bán với giá hợp lý và dễ chịu.
  • Drop/Pass: Không mua.
  • DB: Doernbecher – là chương trình bán giày gây quỹ từ thiện của Nike, những đôi giày này sẽ được Nike tham khảo ý tưởng thiết kế từ những bệnh nhi tại bệnh viện Doernbecher.
  • DMP: Defining Moment Pack – tương tự như CDP nhưng với DMP gồm hai đôi Jordan 13 và Jordan 14.
thuật ngữ sneaker
DMP – Defining Moment Pack của MJ

E.

  • EP: Elephant Print – họa tiết da voi xuất hiện ở đôi Air Jordan 3.
  • EXT: Extension – là phiên bản mở rộng để mặc casual.
thuật ngữ sneaker
Họa tiết da voi – Elephant Print của Nike Jordan 3

F.

  • Flaws: Chỉ những phần keo dư hay các chi tiết chưa đúng chuẩn.
  • FSR: Full size run – giày đã được phát hành đầy đủ các size.
  • Factory Variants: chỉ những đôi giày sử dụng chất liệu dư lại và gia công để tạo thành một đôi giày, đây được xem là hàng fake.
  • Flex: Just show off – thuật ngữ chỉ về hành động “khoe”.
  • Flake: Chỉ những cá nhân chốt đơn hàng nhưng lại không nhận, gây ảnh hưởng đến các seller hay reseller.

G.

  • Grails: đây là từ có nguồn gốc từ chữ “Grail Quest” hoặc chữ “Holy Grail” – đây là thuật ngữ dùng để chỉ những đôi giày bạn luôn mong muốn nhưng lại khó để sở hữu nó, nó như một niềm mong ước lớn lao của bạn. Nếu may mắn có được bạn sẽ vô cùng yêu thích và nâng niu nó. Những đôi giày “Grail” thường khá mắc và hiếm.
  • GR (General Release) và LE (Limited Edition): đây là 2 thuật ngữ trái ngược nhau. Nếu GR để chỉ những đôi được sản xuất cũng như bày bán rộng rãi thì LE để chỉ những đôi sản xuất với số lượng ít và chỉ phân phối ở một số nơi nhất định hay một dịp sự kiện đặc biệt nào đó.
  • GMP: Golden Moment Pack – tương tự với DMP và CPD là Pack được ra mắt vào ngày 17/8/2012 gồm 2 colorways của đôi Jordan 6.
  • GS: Grade School – Size dành cho học sinh cấp 1 và 2.
thuật ngữ sneaker
GMP – Golden Moment Pack với 2 phối màu của đôi Jay’s 6

H.

  • HYPEBEAST: đây là thuật ngữ dành cho những ai thích việc nổi bật và gây ấn tượng với người khác. Đôi lúc họ mua vì đôi giày này mới xuất hiện trên thị trường, đang được nhiều người yêu thích hoặc là những đôi giày được sản xuất dưới tên một nhân vật nổi tiếng nào đó… chứ không hẳn là họ sẽ mang, họ quan trọng vấn đề được sở hữu hơn.
  • Hype: Có một số đôi khi được sản xuất, nhờ vào hiệu ứng đám đông và công nghệ, đôi giày này được PR, đánh bóng, quảng cáo khiến cho mọi người ai cũng muốn sở hữu. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc thật kĩ xem đây có phải đôi giày mình yêu thích và có cần thiết không. Những người mua giày dựa vào phong trào như thế cũng được xem như Hypebeast.
  • HMU: Hit me up – Thông điệp của người bán muốn người mua sẽ chủ động liên lạc
  • Heat: Chỉ những đôi lạ và hiếm.
  • Hyperstrike: Những phiên bản được nhà sản xuất phát hành ra ở những điểm bán lẻ với số lượng cực kì ít và sẽ không có thông báo trước.

I.

  • Instacop: Nghĩa là “nhanh tay lẹ mắt” mua ngay nếu thấy.

J.

  • Jumpman: Nói về huyền thoại Michael Jordan.
  • J’s/Jays: Jordan – Chỉ những đôi giày của thương hiệu Jordan.
  • Jean lay: xu hướng cũ, ống quần sẽ phủ trên sneaker một cách tự nhiên nhất có thể.

K.

  • Kicks: là một cách gọi tên khác của Sneakers.
  • #KOTD: Kicks of the day – Sneakers của ngày hôm nay.

L.

  • Legit là chỉ mức độ uy tín cũng như 100% hàng là chính hãng.
  • Legit Check: Kiểm tra độ tin cậy của người bán hoặc sản phẩm để xem nó có đáng tin hay không.
  • Low-ball: Chỉ những ai đưa ra mức giá thấp đến mức không hợp lý.
  • LS: Lifestyle – chỉ những đôi giày không dùng để chơi thể thao, những đôi giày phiên bản thời trang.
  • LIT: để miêu tả những hình ảnh quá đẹp không biết dùng từ nào để diễn tả.
thuật ngữ sneaker
Nike Cortez Basic GS ‘White Varsity Red’ – Đôi giày LS (Life Style) tại censor.vn

M.

  • Murdered-out: Những gì màu đen là tốt nhất, dù là giày hay quần áo

N.

  • NDS: Near Deadstock – Chỉ những đôi đã được mang nhưng nếu vệ sinh chăm sóc lại có thể xem như loại VNDS (Very near Deadstock) – chỉ những đôi mang trong thời gian cực ngắn, vẫn còn mới, đủ các phụ kiện kèm theo.
  • NWT: New with tag – Chỉ những đôi giày có phụ kiện nhưng có thể không có hộp.
  • NFS: Not for sale – giày không bán.
  • NRG: Energy – thuật ngữ chỉ về năng lượng hoàn trả của các công nghệ đế hiện nay (Bounce – Boost – Air – Cloud….)
thuật ngữ sneaker
Adidas AlphaBounce – Đôi giày sở hữu công nghệ đế Bounce có thể hoàn trả năng lượng khi mang

O.

  • OG: Original – thuật ngữ chỉ những mẫu giày ra mắt lần đầu tiên.
  • OG all/OG nothing: Đầy đủ phụ kiện/Không có phụ kiện, chỉ còn giày.
  • OBO: Or Best Offer – thỏa thuận để 2 bên đều vui vẻ.

P.

  • PADS: Pass as Deadstock – chỉ những đôi chỉ được thử qua một lần duy nhất, chưa mang ra ngoài, kèm đầy đủ các phụ kiện.
  • Price Check: Kiểm tra giá sản phẩm để tránh việc bị mua nhầm giá.
  • PE: Player Edition – đây là thuật ngữ chỉ phiên bản phát hành đặc biệt cho các cầu thủ, có những bản phối màu đặc biệt, họa tiết sẽ dựa vào đồng phục hoặc kí hiệu riêng.
  • PRM: Premium – chỉ hàng chất lượng cao
  • Prototype: Mục đích của những đôi giày này là dùng làm mẫu thử, tương tự như Sample là mẫu phát hành cho người nổi tiếng để quảng cáo, những đôi này đều được bán ra ngoài với giá rất cao.
  • PS: Pre-School – những đôi giày cho trẻ em.
thuật ngữ sneaker
Mẫu sample của đôi giày cực “cháy” – Nike SB Dunk Low Pigeon

R.

  • Retro: Chỉ những mẫu được phát hành lại nếu các mẫu Original được ưa chuộng
  • Reseller: Chỉ những người chuyên săn giày giới hạn và bán lại với giá cao hơn ban đầu.
  • Remastered: Dùng để chỉ những đôi giày từ năm 2015 với chất lượng đã được cải thiện so với các sản phẩm Retro.
  • Retailer: Nhà phân phối uy tín/ Cửa hàng bán lẻ
  • Receipt: Hóa đơn mua bán lẻ.
  • RR: Roshe Run – tiếp theo sẽ là RO- Roshe One. Nghĩa là chỉ tên viết tắt của đôi giày Nike Roshe Run.
  • Raffle: Thường các bạn tự đặt câu hỏi Raffle là gì thì nó chính là việc bạn mua một món hàng thông qua hình thức bốc thăm. Giống như Adidas Raffle những đôi Yeezy của họ.

S.

  • Steal: Chỉ những đôi giày tốt nhưng lại có giá cực kì hời, một thuật ngữ khác đồng nghĩa là steal deal.
  • S.O/H.O: Starting Offer/Highest Offer – Giá khởi điểm/Mức giá cao nhất.
  • SB: Nike SkateBoarding – Chỉ dòng giày trượt ván của nhãn hàng Nike.
  • SP: Special Play – Chỉ những thiết kế đặc biệt cho một môn thể thao.
  • SPRM: Supreme – Thương hiệu Streetwear ảnh hưởng nhất thế giới
  • SE: Special Edition – Chỉ những đôi giày là phiên bản đặc biệt dựa trên mẫu giày cũ mà thêm thắc hoặc bớt đi một số chi tiết.
  • Struggle: Mong muốn có đồ hiệu nhưng kinh tế không cho phép, vì vậy bạn cần tìm một sản phẩm khác thay thế.

T.

  • Testing Water: thử nước, là thuật ngữ chỉ việc người bán hàng muốn xem xét liệu giá mà người mua offer có khớp với giá của người bán đã muốn không.
  • TB: team Basketball – đây là những mẫu dành cho các đội ở NCAA (Giải Bóng rổ Đại học vô địch Quốc gia Mỹ), sản xuất theo màu phù hợp với đồng phục.

U.

  • Unauthorized: Chỉ những đôi giày chưa qua kiểm định của bộ phận Quality Check (QC) mà đã đẩy ra ngoài bán.

W.

  • #WOMFT: What on my feet today – Hôm nay tôi sẽ mang gì?
  • #WDYWT: What do you wear today – Hôm nay bạn sẽ mặc gì?
thuật ngữ sneaker
Những hình ảnh thường thấy khi bạn search hashtag #WOMFT trên IG hoặc Twitter

X.

  • X- Collaboration: Chỉ những dự án sản xuất giày được hợp tác giữa thương hiệu giày với các nhãn hàng thời trang, nhà thiết kế nổi tiếng hay các siêu sao.

Y.

  • Yeezy: Những đôi sneaker được Kanye West thiết kế ra
thuật ngữ sneaker
Adidas Yeezy Zebra – phối màu được đánh giá cao của Kayne và Yeezy

Một số thuật ngữ khác:

  • 3M/3M Material: Reflective Material – thuật ngữ để chỉ chất liệu phản quang, lần đầu tiên được xuất hiện trên phần lưỡi gà của dòng Jordan 5, sản xuất bởi công ty Minnesota Mining and Manufacturing.
  • 1-7Y: size Youth: chỉ những size giày cho thanh thiếu niên

Như vậy, Censor.vn vừa gửi đến bạn các thuật ngữ sneaker, những ý nghĩa của Sneaker sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích.

Nếu đang muốn sở hữu cho mình 1 đôi giày sneaker chính hãng thì Censor.vn chính là thiên đường mua sắm mà các sneakerhead không muốn bỏ lỡ. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm thì hãy liên hệ ngay đến Censor.vn. Chúng tôi sẽ tư vấn tận tình về size giày và giá cả cho bạn.

Tìm hiểu thêm các thuật ngữ sneaker khác:

LIÊN HỆ VỚI CENSOR.VN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN SIZE VÀ CHỌN MẪU PHÙ HỢP

CENSOR.VN CAM KẾT VỚI BẠN:

  • CENSOR.VN cam kết chỉ phân phối các sản phẩm 100% chính hãng có nguồn gốc từ Mỹ, Hàn, Nhật và các nước Châu Âu.
  • CENSOR.VN cam kết hoàn tiền 500% cho tất cả khách hàng nếu sản phẩm bán ra không chính hãng và không đảm bảo chất lượng.
  • CENSOR.VN cam hết mọi sản phẩm đều ở tình trạng mới 100% với bao bì đi kèm của nhà sản xuất.
  • Miễn phí đổi Size nếu khách hàng không vừa & sản phẩm đổi còn hàng
  • Bảo hành sản phẩm 90 ngày đối với các lỗi của nhà sản xuất (bung keo, chỉ,…)
  • Sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc, yêu cầu hỗ trợ từ quý khách 24/7
Author Details

Sơn Nguyễn là người yêu thích thể thao, du lịch và có niềm đam mê bất tận với sneaker. Anh đã từng ghé thăm nhiều nơi trên thế giới để trải nghiệm những nền văn hóa mới lạ cũng như tiếp thu những tinh hoa trong phong cách streetstyle của các quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *